Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu

Kín mít trong suốt một ca trực 12 tiếng

Covid-19 là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh, thông qua giọt bắn có chứa virus SARS-CoV-2. Chính vì vậy, các y, bác sĩ trực tiếp tham gia chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bắt buộc phải được trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân “từ đầu đến chân”, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm chéo.

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Trao đổi với PV Dân trí, điều dưỡng Trần Thị Thanh, người đang trực tiếp tham gia chống dịch tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương cho biết: “Về vấn đề phòng hộ cá nhân, để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh Covid-19, Bệnh viện đã có những quy định rất chặt chẽ và cụ thể, từ các trang thiết bị phòng hộ cần phải sử dụng cho đến cách mặc vào, cách tháo ra”.

Theo tìm hiểu, phương tiện phòng hộ cơ bản cho các nhân viên y tế đang trực tiếp tham gia chống dịch tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sẽ bao gồm: trang phục phòng hộ áo liền quần có khả năng chống thấm, ủng/bao giày, găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ, mặt nạ ngăn giọt bắn. Tác dụng chính của các phương tiện phòng hộ cá nhân là giúp bảo vệ niêm mạc miệng, mũi, mắt và da của nhân viên y tế khỏi dịch tiết có chứa mầm bệnh, từ đó phòng ngừa lây nhiễm cho lực lượng này.

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Trước khi vào tiếp xúc bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ mặc quần áo bảo hộ kín mít, khẩu trang, kính mắt.

Phương tiện phòng hộ giúp đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế, khi luôn phải tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên việc phải “trùm kín người” trong suốt ca làm việc có thể kéo dài đến 12 tiếng, liên tục trong nhiều ngày liền lại gây ra không ít sự bất tiện, khó chịu và thậm chí là cảm giác đau đớn cho các chiến binh áo trắng, trên tuyến đầu chống dịch.

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 3

Nhấn để phóng to ảnh

“Khi bước vào khu vực cách ly, các nhân viên y tế đã bắt buộc phải mặc trang phục phòng hộ. Mỗi ca trực kéo dài từ 8-12 tiếng thì cũng từng đấy thời gian chúng tôi ở trong trạng thái kín mít từ đầu đến chân. Bộ trang phục này không nặng nề nhưng rất bí. Mang khẩu trang N95 trong nhiều giờ liền, trong khi phải liên tục đi lại, thao tác nên cảm giác khó thở là không thể tránh khỏi” – Điều dưỡng Thanh cho biết.

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Với trang phục bảo vệ này sẽ hạn chế nguy cơ tối đa lây nhiễm Covid-19 từ bệnh nhân sang bác sĩ.

Việc mặc hay cởi bỏ trang phục phòng hộ phải thực hiện tuần tự từng bước, được quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho cá nhân, cũng như hạn chế nguy cơ phát tán mầm bệnh từ chính các các phương tiện này sau khi sử dụng.

Nhịn cả đi... vệ sinh vì quần áo chống dịch

Điều dưỡng Thanh cho biết, mỗi lần mặc/cởi bỏ đồ bảo hộ phải đảm bảo quy trình, nhiều khi phải mất đến 30 phút. Vì vậy, trong suốt ca trực các nhân viên y tế phải hạn chế đến mức tối đa việc cởi bỏ trang phục, thậm chí là phải nhịn…đi vệ sinh. Điều dưỡng Thanh tâm sự: “Trước khi vào ca trực, chúng tôi thậm chí còn không dám uống nước. Trường hợp khát quá thì uống xong phải chờ một lúc để đi vệ sinh luôn, trước khi mặc trang phục phòng hộ vào. Trong ca trực, khoảng 4 tiếng 1 lần chúng tôi mới thay trang phục khác để đảm bảo chống lây nhiễm, cũng tranh thủ lúc này đi vệ sinh, ăn uống hoặc các sinh hoạt cá nhân khác”.

2024 Copyright © Công Ty TNHH MTV THƯƠNG MẠI VIỆT NGUYÊN AN . Web Design by NINA
Đang online: 4   |   Tổng truy cập: 70703
Hotline tư vấn miễn phí: 0909765866
Zalo